Trong một phát hiện
quan trọng, các nhà nghiên cứu Johns Hopkins cho biết những người thường cảm thấy
buồn ngủ ban ngày có nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer cao hơn gần gấp 3 lần so
với những người có giấc ngủ ngon ban đêm.
Nghiên cứu này do Viện Lão hóa Quốc gia (NIA), Trường
Bloomberg và trường Y Johns Hopkins thực hiện.
Nghiên cứu đã
sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu theo chiều dọc về lão hóa ở Baltimore (BLSA) -
một nghiên cứu dài hạn do NIA thực hiện bắt đầu từ năm 1958 để theo dõi sức
khỏe của hàng nghìn người tham gia khi họ già đi.
Trước khi điều
chỉnh các yếu tố nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến buồn ngủ ban ngày, kết quả
cho thấy những người báo cáo buồn ngủ ban ngày có khả năng bị tích tụ
beta-amyloid cao gấp 3 lần so với những người không báo cáo mệt mỏi ban ngày.
Sau khi điều
chỉnh các yếu tố này, nguy cơ vẫn cao hơn 2,75 lần ở những người buồn ngủ ban
ngày.
Nguy cơ tích
tụ amyloid-beta không được điều chỉnh cao gấp đôi ở các tình nguyện viên đã báo
cáo, nhưng không có nghĩa thống kê.
Hiện tại, các
nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ lý do tại sao buồn ngủ ban ngày tương quan với sự
tích tụ protein beta-amyloid.
Một khả năng
là buồn ngủ ban ngày tự nó bằng cách nào đó có thể khiến protein này hình thành
trong não.
Dựa trên
nghiên cứu trước đây, một giải thích có khả năng là giấc ngủ bị xáo trộn hoặc
không đủ do các yếu tố khác khiến các mảng beta-amyloid hình thành thông qua
một cơ chế chưa biết, và những rối loạn giấc ngủ này cũng gây buồn ngủ ban ngày
quá mức.
"Tuy
nhiên, chúng tôi không thể loại trừ các mảng amyloid hiện diện tại thời điểm
đánh giá giấc ngủ gây nên buồn ngủ", các nhà nghiên cứu cho biết thêm.
Phát hiện trên
tờ SLEEP bổ sung thêm bằng chứng cho thấy giấc ngủ chất lượng kém có thể kích
thích bệnh Alzheimer, một dạng của sa sút trí tuệ phát triển. Điều đó chỉ ra
rằng việc có giấc ngủ thích hợp ban đêm là một cách để ngăn ngừa bệnh
Alzheimer.
Adam P. Spira,
trợ giảng tại Trường Y tế công cộng Bloomberg của Johns Hopkin cho biết: “Các
yếu tố như chế độ ăn uống, tập luyện, hoạt động nhận thức đã được công nhận là
những mục tiêu quan trọng để ngăn ngừa bệnh Alzheimer nhưng giấc ngủ vẫn chưa
được chú trọng nhiều”.
Spira nói
thêm: “Nếu giấc ngủ bị xáo trộn góp phần gây bệnh Alzheimer, chúng tôi có thể
điều trị cho bệnh nhân gặp các vấn đề về giấc ngủ để tránh những kết cục tiêu
cực".
Theo Indianexpress
Đăng nhận xét