Lãnh
đạo có những phong cách như thế nào?
Đâu
là phong cách lãnh đạo bạn thường thấy ở sếp của mình?
1.
Phong
cách ủy quyền
Bạn là ai trong 7 phong cách lãnh đạo
này?
Nhà
lãnh đạo có phong cách ủy quyền là người hoàn toàn tin tưởng
vào nhân viên và toàn quyền ủy thác cho họ giải quyết công việc. Họ có thể ít
tham gia vào hoạt động dự án hoặc không tham gia để nhân viên có thể tự do làm
điều mình muốn và họ tin vào kết quả mà nhân viên đó làm được. Họ chỉ là người
biết được cái tổng quan và kết quả của quá trình chứ không giải quyết các vấn đề
chi tiết.
Nhân
viên khi làm việc với những nhà lãnh đạo này sẽ có sự tự do để thể hiện mình và
làm điều mình muốn nhưng nhiều lúc sẽ trở nên vô định khi thiếu sự chỉ dẫn của
cấp trên, phải tự tìm tòi học hỏi.
2.
Phong
cách dẫn đường
Đây
là những nhà lãnh đạo có mục tiêu chiến lược và đã vẽ nên con đường thực hiện mục
tiêu đó. Nhiệm vụ của nhân viên là theo đúng định hướng và hoạch định đã được định
sẵn và giúp lãnh đạo nhanh chóng tiến gần và đạt được kết quả mong muốn.
Người
lãnh đạo này sẽ cần một đội ngũ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm vì chỉ có như
vậy, con đường đi của họ mới ngắn hơn và nhanh đạt kết quả hơn. Mọi vấn đề bất
trắc xảy ra cũng dễ dàng giải quyết hơn. Khuyết điểm của nhà lãnh đạo này là vì
vẽ sẵn đường nên nhân viên khó có thể linh hoạt để thay đổi kế hoạch hay sáng tạo
cái riêng, dễ hiểu lầm sếp là người bảo thủ. Phong cách lãnh đạo này phù hợp với
những công ty mới thành lập, những đội ngũ, dự án mới cần một người tiên phong
và vẽ sẵn đường đi để giảm thiểu nguy cơ thất bại của dự án.
3.
Phong
cách ôm đồm công việc
Bạn là ai trong 7 phong cách lãnh đạo
này?
Trong
công sở chúng ta sẽ luôn thấy có một người lãnh đạo luôn tham công tiếc việc,
luôn làm tất cả mọi việc từ A – Z. Đây là người hoặc không tin tưởng vào nhân
viên của mình, hoặc rất khó tính, thích kiểm soát mọi thứ được như ý muốn.
Phong
cách lãnh đạo này chỉ phát huy tác dụng khi dự án rơi
vào trường hợp khẩn cấp, cần người có kinh nghiệm và tiếng nói đứng ra giải quyết
thì mới đạt được kết quả mong muốn. Ngược lại, nếu lạm dụng trong công việc hằng
ngày sẽ dẫn đến tình trạng quá tải cho sếp mà nhân viên lại quá nhàn hạ.
4.
Phong
cách dân chủ
Đây
là phong cách lãnh đạo thường xuyên lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, sáng tạo và
mong muốn của nhân viên rồi đưa ra quyết định cuối cùng.
Tuy
nhiên nếu chỉ chăm chăm lắng nghe ý kiến và làm theo số đông thì người quản lý
sẽ không thể hiện được khả năng lãnh đạo của mình, không có chính kiến riêng và
phải lệ thuộc nhiều vào nhân viên.
5.
Phong
cách tâm lý
Bạn là ai trong 7 phong cách lãnh đạo
này?
Sếp
có phong cách này là niềm ao ước của mỗi nhân viên. Đây là sếp có thể rất
nghiêm khắc nhưng luôn luôn biết nói những lời khích lệ để nhân viên làm việc
có năng suất hơn và có tinh thần hơn.
6.
Phong
cách thưởng phạt liêm minh
Người
lãnh đạo có phong cách này là những người sống rõ ràng, phân
tư công minh. Nếu nhân viên làm việc tốt, họ sẵn sàng thưởng và cho những lời
khen ngợi nhưng nếu làm sai, họ cũng sẽ nghiêm khắc kiểm điểm và chỉ trích để
nhân viên hiểu.
Phong
cách này giúp nhân viên hiểu đúng điểm mạnh, điểm yếu của mình nhưng cũng khiến
họ trở nên xa cách với sếp.
7.
Phong
cách thuyết phục
Đây
là người có khả năng truyền nhiệt huyết đến nhân viên, có khả năng thuyết phục
nhân viên để họ có động lực làm tiếp dự án và là người có năng lượng tích cực.
Đây là người lãnh đạo có sức thu hút tự nhiên, từ lời nói cho đến hành động của
họ đều khiến nhân viên cảm thấy ấn tượng và tự động muốn làm việc chung để học
hỏi phong thái đó.
Đăng nhận xét