Vì
sao nhân viên xin nghỉ việc?
Do
sếp hay do bạn mà bạn gặp khó khăn trong công việc?
Đâu
là cở sở để xem liệu mình có làm sai hay không?
5 cơ sở để nhân viên xem xét mình trước
khi xin nghỉ việc
Ngoài
những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến nhân viên nghỉ việc thì trong phạm
vi của công việc thì đây là 7 cơ sở để nhân viên xem xét lại mình trước khi nộp
đơn nghỉ việc.
1. Công ty chỉ giữ lại người muốn ở
lại
Bạn
là một nhân viên có năng lực nhưng mức lương nhận không thỏa đáng? Bạn biết rõ
công ty cần bạn và bạn chỉ muốn xin nghỉ để công ty phải giữ bạn lại và nâng
lương?
Vậy
thì bạn đã lầm to. Dù bạn có năng lực như thế nào đi nữa, công ty sẽ chỉ giữ lại
những người muốn ở lại. Đối với công ty thì người giỏi có thể đào tạo, tìm người
trung thành mới khó. Một người
quản lý giỏi nếu thật sự nhìn ra khả năng của bạn sẽ
tự động có buổi nói chuyện để giải quyết các vấn đề khiến bạn phiền lòng và tạo
cơ hội cho bạn ở lại, nhưng nếu họ không làm điều đó thì nghĩa là bạn chưa đủ
khả năng.
Trong
công ty ai cũng có thể bị thay thế, kể cả sếp của bạn, vì vậy đừng lầm tưởng bản
thân mình đủ giỏi để làm giá hay thử lòng công ty vì kinh doanh là vì lợi ích
chung của doanh nghiệp và công việc không bao giờ xoay quanh một cá nhân nào cả.
2. Nộp đơn nghỉ việc ngay sau khi bị cấp trên
chỉ trích
Nộp đơn nghỉ việc ngay sau khi bị cấp
trên chỉ trích
Nếu
bạn nộp đơn nghỉ việc ngay sau khi bị sếp la mắng thậm tệ, thì bạn nên bình
tĩnh xem xét lại mình. Đối với những người lãnh đạo,
họ phải xử lý số lượng công việc lớn hơn rất nhiều so với người bình thường và
những công việc họ làm thường là sự nối tiếp công việc được giao nhân viên.
Nghĩa là nhân viên hoàn thành một công việc và họ phải xem xét và chỉnh sửa lại
cho công việc đó được chỉn chu. Khi làm việc, chỉ có tốt hoặc không tốt, được
và không được chứ không có lưng chừng; chính vì cần sản phẩm ở mức tốt nhất nên
bạn bị sếp la mắng là điều dễ hiểu.
Bên
cạnh đó, việc bạn nộp đơn liền không chỉ khiến sếp không giữ bạn mà còn khiến họ
nổi giận hơn và nhận xét bạn thiếu chuyên nghiệp. Điều này cũng giống như con
nít mỗi khi bị ba mẹ la mắng là giận không nói chuyện mấy ngày liền. Hãy thật
bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ trước khi nộp đơn bạn nhé.
3. Có những quy tắc không nằm trong
quy định của công ty
Sếp
liên tục chỉ trích bạn vì không chịu makeup khi đi làm?
Bạn
hãy hiểu rằng trong công ty có những thông lệ không thành văn và mọi người phải
ngầm hiểu, đừng để sự thiếu hiểu biết của mình ảnh hưởng đến cách sếp nhìn nhận
bạn và khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình làm việc.
Hạn
chế nói chuyện riêng, cần makeup khi đi làm (tùy môi trường làm việc), không đi
sneaker,… đều là nhữung luật lệ phổ biến phải tuân theo khi đi làm dù trong quy
định công ty không đề cập. Đây cũng là cách công ty phân loại nhân
viên,
một người tinh ý và có kỉ luật tốt sẽ tự giác làm theo dù không được nói trước.
4.Công ty cần người có thái độ tốt
Công ty cần người có thái độ tốt
Bên
cạnh năng lực, thái độ với công việc là một trong những yếu tố hàng đầu mà một
công ty tìm kiếm. Cách bạn ứng xử, giao tiếp với mọi người sẽ bộc lộ rất nhiều
về con người bạn. Nếu bạn quyết định nghỉ việc chỉ vì nhiều người trong công ty
cử xử với bạn không tốt, thì có lẽ mình cũng nên nhìn lại mình; có thể thường
ngày mình đã xử sự không đúng mực khiến cho mọi người có định kiến về mình.
1.
Cấp
trên cần người làm cho mình
Trong
nhiều trường hợp, nhân viên có xu hướng chỉnh lại cho cấp trên, nếu ngoại trừ
trường hợp góp ý ôn hòa, nhã nhặn để cùng cải thiện tình hình thì những trường
hợp còn lại thường gây khó chịu cho cả sếp và nhân viên.
Nếu
bạn nghĩ rằng với sự hiểu biết và khả năng của mình, mình xứng đáng được hưởng
vị trí hơn cả sếp thì chính nếp nghĩ này sẽ giết chết con đường thăng tiến của
bạn. Không phải ngẫu nhiên một người có thể đạt vị trí cao trong công ty và
không phải dĩ nhiên mà bạn vẫn đang là một nhân viên quèn. Chúng ta đều cần một
thời gian để rèn giũa mình, không chỉ về kiến thức, kỹ năng mà còn ở
cách nhìn người, thái độ,…
Nghỉ
việc luôn là sự tích tụ của rất nhiều vấn đề không được giải quyết. Có vô vàn
lí do dẫn đến nghỉ việc, và có lẽ chúng ta nên nhìn nhận lại mình trước khi quyết
định ngưng cộng tác với công ty nào đó.
Đăng nhận xét