Mỗi
lần có ai đó nói về việc họ đang căng thẳng, sự căng thẳng nghe như một nỗi ám ảnh.
Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý Sherrie Campbell khuyên rằng bạn đừng chống lại
nó.
Sherrie
Campbell có 2 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và tư vấn, trị liệu tâm
lý. Trong bài viết trên chuyên trang Entrepreneur, bà chia sẻ một số cách giúp
bạn biến sự căng thẳng thành năng lượng tích cực để nâng cao hiệu suất làm việc
và đạt mục tiêu đã đề ra.
Hãy
“sống chung” với căng thẳng theo những cách sau, bạn sẽ bất ngờ về nguồn năng
lượng mạnh mẽ nhận được từ đó.
1. Áp lực
Áp
lực là một điều tuyệt vời. Khi ta phải trải qua một tình huống áp lực nặng nề
thì thần kinh ta trở nên nhạy bén nhất. Cơ thể ta tự động phản ứng, gần như
theo bản năng, khi ta có cảm giác sự sinh tồn hay danh tiếng của bản thân đang
bị đe dọa. Những khoảnh khắc sống còn này chính là thứ kích thích ta hành động.
Có
nhiều người trong chúng ta không thể làm việc trừ khi phải chịu áp lực đè nặng.
Nhiều người có thói quen trì hoãn hay vô thức để cho tiềm thức của họ đủ căng
thẳng rồi mới bắt tay vào công việc hay đối mặt với sự việc nào đó. Dù sao đi nữa,
khi áp lực tạo ra những hành động tích cực, chính là căng thẳng đã cung cấp
nhiên liệu cho hành động đó.
2. Mạo hiểm
Nếu
không mạo hiểm, và không có sự căng thẳng đi kèm theo thì chúng ta sẽ không bao
giờ ra khỏi vùng an toàn của mình và tạo nên sự khác biệt được.
Niềm
phấn khích và nỗi căng thẳng thường bị nhầm lẫn với nhau, khiến chúng ta đôi
khi nhìn nhận niềm phấn khích tột độ thành một sự tiêu cực. Điều ta cần làm là
làm quen với cảm giác lạ lẫm đó và cảm nhận nó.
Không
có vùng nào thật sự an toàn trong đời cả, vì ở một mức độ nào đó, chúng ta luôn
đối mặt với những thứ mới. Thành công đòi hỏi ta phải đi qua nỗi sợ và căng thẳng
khi tiếp cận những điều mới lạ. Càng thực hiện nhiều, chúng ta càng dễ thành
công hơn, đồng thời sự tự tin sẽ càng được nâng cao.
3. Dự cảm
Lo
lắng là bản năng của con người. Càng phớt lờ nó, chúng ta càng trở nên bốc đồng
khi ra quyết định. Cách đối phó tốt nhất khi có vấn đề phải lo lắng là suy nghĩ
chậm lại và xem xét kỹ càng vấn đề để tìm ra cách giải quyết. Khi chậm lại và lắng
nghe những gì ẩn dưới nỗi sợ cùng sự căng thẳng, ta sẽ có khả năng đến gần hơn
với câu trả lời.
Chúng
ta cần học cách chậm lại. Những khoảng lặng đó giúp dự cảm của ta hoạt động hiệu
quả hơn, thông minh hơn.
4. Quản lý thời gian
Căng
thẳng thường do ta muốn tạo ấn tượng tốt hoặc thực hiện công việc hiệu quả nhất.
Sự căng thẳng này thường giúp ta quản lý thời gian tốt hơn. Ta sẽ đúng giờ, thậm
chí sẵn sàng trước cả khi cần với những buổi họp hay hạn chót.
Cảm
giác căng thẳng tạo ra động lực giúp ta hoàn thành công việc, nó như một cái đồng
hồ báo thức nhắc nhở ta vậy.
5. Quan sát
Căng
thẳng làm ta trở nên nhạy cảm và tinh tường hơn để đọc vị người khác, như tính
cách họ như thế nào, ta có nên tin tưởng họ hay không...
Căng
thẳng thực sự là một món quà khi ta cần tiếp cận và dự đoán hành vi của những
người khác. Sự tinh tường này sẽ giúp ta ra những quyết định đúng đắn hơn khi
giao tiếp, như nên giao tiếp như thế nào, với ai, nên giữ quan hệ với ai và ai
thì không...
Căng thẳng làm ta trở nên nhạy cảm
và tinh tường hơn để đọc vị người khác.
6. Trí tưởng tượng
Càng
căng thẳng thì suy nghĩ của ta càng linh động. Càng có nhiều ý tưởng thì giải
pháp càng phong phú. Vì vậy, mỗi chúng ta nên luôn giữ bên mình một cây bút và
quyển sổ để ghi chép lại những suy nghĩ, ý tưởng mỗi khi chúng chợt đến. Một
khi đã hiện diện trên mặt giấy, những suy nghĩ này sẽ tự sàng lọc, giúp ta nhìn
nhận sự việc và hiện tượng một cách rõ ràng hơn, giúp ta chọn được giải pháp phù
hợp nhất.
7. Năng lượng
Năng
lượng được tạo ra khi căng thẳng cực kỳ hữu dụng khi được sử dụng đúng cách.
Chúng ta có thể dùng nguồn năng lượng này để gia tăng khả năng tập trung, đồng
thời đảm đương nhiều công việc khác nhau cùng lúc. Thành công cần rất nhiều
năng lượng cũng như một sự tập trung cao độ, bên cạnh sự nhạy bén và uyển chuyển.
Năng
lượng là thứ rất “lây lan”, vì vậy ta cần biết sử dụng chúng đúng cách để đồng
thời có thể tạo cảm hứng cho những người xung quanh.
8. Cạnh tranh
Khi
cảm thấy căng thẳng, ta nhận thức rõ ràng hơn vị trí hiện tại của mình và điều
đó giúp ta phải hoàn thiện mình hơn. Căng thẳng giúp ta thấy được điều cần làm
để trở nên khác biệt, có thêm động lực để đạt được thứ ta muốn. Viễn cảnh không
đạt được mục tiêu chính là nguồn động lực mà ta cần để phát triển.
Nên
chọn tiếp xúc với những người giỏi hơn để có động lực nâng cao kỹ năng của bản
thân.
9. Độc thoại
Căng
thẳng giúp ta đối mặt với bản thân. Cần rất nhiều thời gian và công sức để vượt
qua nỗi sợ và sự nghi ngờ chính mình. Nếu bạn đang phải chịu một sự căng thẳng
thì việc độc thoại sẽ giúp bạn tiến tới bước tiếp theo. Khi đã đến được đó, bạn
sẽ thấy áp lực nhẹ bớt phần nào, bạn sẽ lại có thể tự cổ vũ bản thân bước tiếp.
Đây chính là cách để chúng ta đi đến thành công - bước từng bước một.
Có
thể nói, căng thẳng giúp ta khỏe mạnh hơn và tập trung hơn. Hơn nữa nó tạo động
lực cho ta nỗ lực hoàn thiện bản thân hơn. Sẽ tốt hơn nếu đừng lấy căng thẳng
làm lý do cho tình trạng năng suất làm việc kém, hay dùng nó để né tránh trách
nhiệm.
Hãy
cẩn thận trước khi nói mình bị căng thẳng hay áp lực tại nơi làm việc, bởi ban
đầu nó có thể giúp bạn nhận được vài sự cảm thông và có thêm thời gian để hoàn
thành công việc, nhưng dần dần lý do này sẽ không còn tác dụng, và nhất là bạn
có thể không được coi trọng nữa.
(Theo
Doanh nhân Sài Gòn Online)
Đăng nhận xét