A. Social media là gì ?
Social media (mạng xã hội) là công cụ truyền thông được dùng để chia sẻ thông tin, blog,… tương tác với người dùng thông qua internet
Những nội dung trên social media đa phần là do người dùng tự chia sẻ, bàn luận, đánh giá tất cả mọi thứ trong cuộc sống.
Mạng xã hội cũng là nơi để kết nối mọi người với nhau dựa trên sự tương đồng về sở thích, mục đích cá nhân. Khi kết nối thông qua mạng xã hội chúng ta sẽ hoàn toàn xóa bỏ về các rào cản như tuổi tác, khoảng cách, màu da và ngôn ngữ… Sự kết nối mang tính toàn cầu là lợi thế mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm để phát triển doanh nghiệp. Từ đó, khái niệm social media marketing cũng được ra đời.

CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI PHỔ BIẾN HIỆN NAY
To tweet
Google +
Youtube
B. Các phân loại của Social media
Social media được chia thành 4 nhóm nhỏ dựa vào tính chất hoạt động của mạng xã hội. Sau đây là 4 thể loại mạng xã hội:
1. SOCIAL COMMUNITY:
Đây là các trang mạng hỗ trợ xây dựng và duy trì mối quan hệ xã hội như Facebook, Twitter, instagram,…
2. SOCIAL PUBLISHING:
Đây là các trang chia sẻ thông tin như các bài đăng trên blog, báo điện tử, diễn đàn,…
3. SOCIAL COMMERCE:
Bao gồm các trang thương mại điện tử hàng đầu như Tiki, Lazada, Shopee và các web mua bán sản phẩm. Đây là nhóm phục vụ cho mục đích hỗ trợ cho việc giao dịch mua bán
4. SOCIAL ENTERTAINMENT:
Trang web có tính giải trí và các ứng dụng chơi game. Nhóm này chủ yếu dùng để phục vụ người dùng với mục đích vui chơi, giải trí.

C. Thực hiện Social media là làm gì?
Có rất nhiều công việc khác nhau mà bạn có thể làm trên Social media. Đối với các doanh nghiệp hiện nay họ đang xây dựng thương hiệu của mình bằng các nền tảng mạng xã hội. Và tất nhiên social media là công cụ được tận dụng rất phổ biến.
1. TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN
Doanh nghiệp có thể tương tác và nói cho khách hàng biết doanh nghiệp đang có những gì. Và những gì họ có giúp gì cho khách hàng.
2. LẮNG NGHE
Một điều tạo nên một doanh nghiệp mạnh là hiểu được điểm yếu của chính mình. Điều này các bạn sẽ biết thông qua phản ánh của khách hàng. Chính vì thế lắng nghe ý kiến từ khách hàng một cách chọn lọc. Sau đó hoàn thiện hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp là điều cần thiết
3. HỖ TRỢ
Xây dựng một cộng đồng có điểm chung liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Tạo ra một cộng đồng phát triển vững mạnh thu hút nhiều khách hàng tiềm năng
4. LÒNG TIN
Từ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Cần phải xây dựng lòng tin sự trung thành của họ đối với thương hiệu. Khiến cho khách hàng có thể sẵn lòng giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến với những người khác.
5. NẮM BẮT CƠ HỘI
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ từ những góp ý của khách hàng hay những cuộc khả Tăng sức cạnh tranh đối với các công ty đối thủ.
Đội ngũ marketer trong doanh nghiệp khi làm Social Media Marketing cần phải có kế hoạch và nội dung rõ ràng. Những mẫu câu chuyện, bài đăng, hình ảnh, video,… Có nội dung hay thu hút, đặc sắc nhằm thu hút khách hàng truy cập vào các trang mạng của doanh nghiệp. Thông qua các trang như Facebook, Twitter, Google+, Instagram,…
Một điều mà các bạn có thể biết nữa là thông qua Social media doanh nghiệp cũng đã hỗ trợ cho việc thực hiện SEO. Ví dụ khi người dùng tìm kiếm thông tin trên các mẫu bài đăng trên ứng dụng mạng xã hội. Bạn có thể đặt link của các trang web để tăng lượt truy cập tự nhiên cho trang web. Điều này có ảnh hưởng đến kết quả khi khách hàng tìm kiếm. Thứ hạng của kết quả tìm kiếm có thể phụ thuộc vào việc backlink từ mạng xã hội.

Kết luận
Đọc đến đây chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu thế nào là khái niệm của Social media. Và tất cả những điều liên quan đến Social media. Hy vọng bài viết này có thể giúp cho bạn có thêm kiến thức về nền tảng này. Đặc biệt là đối với các bạn mong muốn trở thành các marketer trong tương lai sẽ hiểu một phần côn Chúc các bạn sẽ thành công với công việc này nhé!
(Theo ThienTu)